Tổng hợp clip quảng cáo cho bé ăn ngon
Tổng hợp clip quảng cáo cho bé ăn ngon, 94188, Minh Toàn Blog MuaBanNhanh
Đăng bởi
Minh Toàn
| 19/03/2020 | 867
Tổng hợp clip quảng cáo cho bé ăn ngon
1. Danh sách các quảng cáo có trong clip
- Quảng cáo sữa chua Susu
- Quảng cáo dầu cá Kiddy
- Quảng cáo sữa Super Susu
- Quảng cáo sữa Ridielac
- Quảng cáo sữa Vinamilk ADM+
- Quảng cáo Vinamilk ADM Gold
- Quảng cáo sữa chua Vinamilk
- Quảng cáo sữa tắm Dalin
- Quảng cáo snack bắp ngọt Oishi
- Quảng cáo sữa chua TOPKID TH True Milk
- Quảng cáo sữa chua tiệt trùng Yobi
- Quảng cáo sữa đậu nành Fami
- Quảng cáo sữa tắm JohnSon
- Quảng cáo sữa Kun
- Quảng cáo Donut Doowee
- Quảng cáo cháo Thiên Ngọc
- Quảng cáo thạch rau câu Long Hải
- Quảng cáo gà rán Jolibee
- Quảng cáo sữa Pororo
- Quảng cáo sốt cà chua Tat
- Quảng cáo mì ăn liền Gấu Đỏ
- Quảng cáo cháo ăn liền Gấu Đỏ
- Quảng cáo kẹo sữa Ahha
- Quảng cáo game Brown Farm
- Quảng cáo sửa Dutch Lady
- Quảng cáo mì ăn liền Trứng Vàng
- Quảng cáo sữa Fristi
- Quảng cáo sữa Meta Care
- Quảng cáo mì ăn liền Kokomi
- Quảng cáo sữa Optimum Gold
- Quảng cáo mì ăn liền Chíp Chíp
- Quảng cáo máy lạnh Samsung
- Quảng cáo sữa Grow
- Quảng cáo Doraemon
- Quảng cáo kẹo Kinder Maxi
- Quảng cáo sữa Nuti IQ
- Quảng cáo Chinsu
- Quảng cáo TV SamSung
- Quảng cáo Ovaltine
- Quảng cáo Nivea
- Quảng cáo Omo
- Quảng cáo Choco P&N
- Quảng cáo Toppo
- Quảng cáo mì A-one
- Quảng cáo snack Kornets
- Quảng cáo CC Lemon
- Quảng cáo sữa Tummy
- Quảng cáo nước uống C2
- Quảng cáo mì Oh! Ngon
- Quảng cáo Bio - acimin
- Quảng cáo sữa nậu nành Vinamilk
- Quảng cáo sữa tươi Vinamilk
- Quảng cáo sữa chua Probi
- Quảng cáo Junior Topa
- Quảng cáo Blomy Belles
- Quảng cáo xúc xích So Yumm
- Quảng cáo P/S
- Quảng cáo xúc xích Heo Cao Bồi
- Quảng cáo bánh mì sữa Milkkiss
- Quảng cáo men vi sinh Himita
- Quảng cáo Maggi
- Quảng cáo Big Babol
- Quảng cáo sữa Yomost
- Quảng cáo nước tương Phù Sĩ
- Quảng cáo snack Tonies
- Quảng cáo Chupa Chups
- Quảng cáo bánh Cosy Marie
- Quảng cáo Alpenliebe
- Quảng cáo mì Hảo Hảo
- Quảng cáo máy lạnh Sharp
2. 100+ cách giúp bé ăn ngon
- Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
- Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
- Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
- Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
- Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
- Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
- Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
- Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
- Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
- Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
- Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
- Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
- Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
- Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
- Các bạn hãy ngồi ăn cùng bé bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
- Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
- Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
- Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
- Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
- Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn
- Đừng ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn, điều này chỉ gây ra tác dụng trái ngược. Các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn. Nếu bạn muốn tập cho bé ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng. Đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.
Tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt. Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được. Và hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.
- Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình (nếu có thể). Đặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10 - 15 phút, hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn.
Hầu hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày của con thành những bữa nhỏ. Nếu con biếng ăn, bạn hãy chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định.
- Cho con bạn bữa ăn nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn có thể cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… nhưng không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.
- Không cho trẻ uống quá nhiều trước trong khi ăn, kể cả khi những thức uống là sữa hay nước trái cây. Việc trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no không còn hứng thú để ăn. Ngoài ra, bạn cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.
- Khuyến khích trẻ cùng vào bếp chuẩn bị thức ăn. Trẻ con rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì. Bạn hãy trao đổi cùng bé bữa kế tiếp sẽ ăn món gì rồi chọn thực phẩm để có một bữa ăn cân bằng. Hãy khuyến khích bé phụ bạn nhặt rau, rửa rau, trộn thức ăn, dọn bàn ăn cho cả nhà. Những điều này sẽ kích thích bé muốn ăn những món mà bé đã phụ nấu.
- Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất. Một trong những điều bạn phải đảm bảo là thức ăn mà con bạn ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm là thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm.
- Cho trẻ vận động đầy đủ. Việc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên khuyến khích bé yêu vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian vận động cùng con. Bạn có thể đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh… cùng con. Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn. Nếu bé còn nhỏ, bạn hãy massage cho bé. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
- Không nên làm bé bị căng thẳng. Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
- Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn. Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn. Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi: Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác lối. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt. Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.
- Không dùng đồ ăn làm phần thưởng. Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…
- Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh thiết kế khẩu phần ăn của bé dựa theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết “Biếng ăn của bé xuất phát từ nguyên nhân nào?” và “nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của bé ra sao?”. Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn.
- Giảm ăn vặt: Khi con đói con hào hứng với bữa ăn hơn, vì vậy cách giúp con thêm thèm ăn đơn giản nhất nhưng mẹ cần đặc biệt chú ý là để con được đói bằng việc bỏ bớt bữa phụ, giảm ăn vặt… Điều này sẽ giúp con khi đến bữa ăn chính sẽ ăn ngon lành những món ăn mẹ nấu mà mẹ sẽ không phải đau đầu làm thế nào để dỗ con ăn nữa.
- Tôn trọng sở thích, khẩu vị của con: Bên cạnh việc trang trí món ăn thì mẹ cũng nên chú ý nhiều đến sở thích của con hơn để có thể lựa chọn được thực phẩm con thích và chế biến theo cách mà con thích ăn nhất. Nhiều mẹ cho rằng trẻ con nhỏ vị giác chưa có nên con sẽ ăn theo bản năng, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai nhé. Dù còn nhỏ nhưng con đã bắt đầu có sở thích và khẩu vị riêng rồi đấy, nên việc quan sát con hàng ngày sẽ giúp mẹ hiểu về con hơn nhé.
- Khuyến khích trẻ tự lập. Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và không muốn ăn. Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé. Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.
- Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn. Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
- Thiết lập quy tắc bàn ăn. Mẹ hãy ghi nhớ 3 không: không tivi - không đi rong - không đồ chơi. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Phải biết: cơ thể bé thiếu gì? Để trị dứt điểm biếng ăn cho trẻ, cần phải biết nguyên nhân biếng ăn của trẻ là gì. Có trẻ biếng ăn tâm lí, có trẻ ốm mệt mỏi mà ăn kém hơn, cũng có bé do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các thành phần hỗ trợ tiêu hóa… Mẹ cần xác định cụ thể trường hợp của bé để có hướng can thiệp đúng hướng nhất. Với các bé từ 1-5 tuổi, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn kém hấp thu là do hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém, mất cân bằng hệ vi sinh, thiếu hụt các enzyme tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu, chán ăn... Trong trường hợp này, cần bổ sung men vi sinh và men tiêu hóa để giúp thức ăn bé ăn vào được tiêu hóa hết, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn, giúp bé có cảm giác đói bụng, ăn uống ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Cho con ăn dặm theo đúng độ tuổi. Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. Nếu muốn con ăn uống một cách bình thường mẹ nên cho bé ăn dặm vào tháng thứ 5 hoặc 6 để bé có thể tiếp nhận một cách tốt nhất. Nếu cho trẻ ăn sớm quá, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể làm quen được, dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn.
- Không bắt trẻ ăn quá nhiều bữa bột 1 ngày. Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và sẽ tăng dần theo thời gian. Mẹ nên cung cấp cho bé một lượng thức ăn vừa phải, tăng dần theo thời gian, phu thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của bé. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn và sợ ăn.
- Cho trẻ lựa chọn món muốn ăn. Nhiều mẹ cho rằng để trẻ chọn món thì trẻ mãi chỉ chọn món mình thích và ăn như vậy sẽ không đủ chất. Nhưng các mẹ có thể khắc phục bằng cách ngoài món trẻ chọn, mẹ vẫn nấu thêm các món khác.Điều quan trọng ở đây là trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, ý kiến của mình được lắng nghe nên không có lý gì trẻ lại không ăn món mình đã chọn.
- Kết hợp đồ cũ với đồ mới. Nếu đang bối rối không biết trẻ biếng ăn nên làm gì, thì mẹ nên làm món mới xen kẽ cả món cũ bé thích. Bé sẽ có thêm món mới để lựa chọn, mà không sợ bé bỏ ăn vì không hợp khẩu vị món mới.
- Là một tấm gương tốt. Để dạy trẻ con thì cách tốt nhất là hãy làm gương cho con.Trẻ có thể không hiểu những gì bạn nói nhưng trẻ nhìn và học theo người lớn rất nhanh. Bởi vậy nếu muốn con ăn rau thì cha mẹ không thể chỉ ăn thịt, muốn con ngồi ăn nghiêm túc thì cha mẹ không thể vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi…
- Chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho con. Mỗi trẻ về cơ bản nên có 2 bữa phụ và 3 bữa chính. Bởi vậy nếu trong trường hợp trẻ không chịu ăn bữa chính thì bữa phụ chính là giải pháp giúp trẻ không bị đói quá và ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số đồ ăn bữa phụ tốt cho bé các mẹ có thể tham khảo như: sữa chua, phô mai, dâu tây, táo, bánh quy, ngũ cốc, hoa quả các loại… Bữa phụ tuy tốt nhưng các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn bữa phụ ngay trước bữa chính.
- Thông báo trước cho trẻ về bữa ăn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc thông báo trước cho trẻ về bữa ăn sẽ giúp bộ não truyền tín hiệu đến hệ tiêu hóa giúp dạ dày tiết ra các chất dịch vị để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn.Bởi vậy mà khi ngồi vào ăn thì hiệu suất làm việc của bộ máy tiêu hóa sẽ tốt hơn nhiều, điều này cũng giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
- Ăn theo lịch. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em khi tập ăn vào khung giờ cố định, sẽ hình thành thói quen tiêu hóa tốt.
- Giúp trẻ tiêu hóa thức ăn. Chỉ nên cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lí. Bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics). Giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, đủ sức phòng chống tổn thương; dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng thèm ăn, tăng sức đề kháng.
- Không nên cho trẻ uống thuốc quá nhiều. Cho trẻ ăn nhiều bữa, chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn, giúp dễ dàng tiêu hóa; mùi vị thơm ngon hấp dẫn. Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, vitamin nhóm B, vitamin A, D... theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc sử dụng các men vi để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột. Tránh sử dụng thuốc bổ khi không có hướng dẫn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn. Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi. Vì nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng sử dụng thuốc.
- Đừng cố ép bé ăn thêm miếng cuối.Nếu bé nói rằng đã no, đừng cố ép bé ăn thêm miếng cuối. Một miếng cuối chẳng thể làm bé no hơn, nhưng rất có thể sẽ khiến bé ghét việc ăn uống.
- Đừng lừa trẻ ăn thứ chúng không thích. Dẫu biết rằng loại thức ăn A có thể cung cấp đủ dinh dưỡng tốt cho bé. Nhưng việc bạn cố bỏ A vào trong món ưa thích của bé, rất có thể bé sẽ ghét luôn món bé thích ăn. Bạn có thể thay thực phẩm A bằng nhiều loại thực phẩm khác.
- Chiều bé trong sự cho phép. Ý muốn của trẻ con đôi khi thật trái khoáy. Nhưng để bé chịu ăn, bạn có thể chiều bé một chút đừng vội bắt trẻ phải làm thế này hay thế khác. Những việc bé muốn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sau đó bạn từ từ chỉnh cho về khuân khổ sau cũng được. Nếu bé thích muốn uống canh trong đĩa, uống sữa bằng thìa. Bạn cứ chiều theo ý thích của bé. Chắc chắn rồi sẽ có lúc bé chán ăn.
- Tại sao bạn không thử cho bé ăn bằng chiếc bát nhỏ (bát gia vị). Một bát cơm với ngọn đầy, sẽ chẳng thú vị bằng việc bé được ăn trong một chiếc bát nhỏ, với cái thìa xinh xinh. Bé sẽ chẳng ngại khi được ăn hai bát xinh xinh đó.
- Tạo dịp cho bé thèm ăn.. Là người lớn chúng ta hiểu rõ chỉ khi đói chúng ta mới ăn. Hoặc khi thức ăn đó thật sự hấp dẫn. Vậy tại sao bạn giúp bé thèm ăn. Hãy thử trong một vài ngày liền không ép bé ăn. Bạn sợ chúng đói mệt ư, đừng lo quá khi ấy bé sẽ tự nhắc đến bữa. Nhưng nhớ để có kết quả thì bạn không nên để đồ ăn vặt gần bé.
- Bổ sung lợi khuẩn sống chăm sóc hệ tiêu hóa. Đây được coi là nguyên tắc vàng quan trọng nhất của các mẹ Nhật, vì các mẹ Nhật hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn và phát triển là do hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Cho con có cảm giác đói bằng cách bỏ bữa của con. Các mẹ có thể không dám thực hiện cách này vì sợ không cho con ăn con sẽ mệt, con sẽ ốm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, trẻ luôn có nhu cầu năng lượng để hoạt động, khi cạn năng lượng trẻ sẽ tự phát sinh nhu cầu muốn ăn để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, khi trẻ ngậm thức ăn mẹ hãy thử bỏ hết thức ăn đi và không ép con ăn nữa, đảm bảo 1-2 tiếng sau trẻ sẽ đòi ăn và ăn nhanh hơn
- Cho bé tham gia vào môi trường tập thể. Nhiều mẹ thấy con ăn chậm, lười ăn thì không muốn cho con đi học vì sợ con đi học sẽ không ai đút cho con ăn, không ai chăm sóc cho con. Tuy nhiên, môi trường tập thể sẽ rất có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bé, giúp bé hòa đồng hơn và bé sẽ thi đua ăn cùng các bạn nên sẽ ăn nhanh hơn
Minh Toàn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.
Tổng hợp clip quảng cáo cho bé ăn ngon | Clip Quảng Cáo
Đăng bởi Minh Toàn